sáo bầu có nguồn gốc từ Trung Quốc, được phát hiện từ một vùng dân tộc thiểu số Vân Nam. Đây là một loại nhạc cụ với hình dáng và âm thanh rất độc đáo. Cũng giống như một số nhạc cụ dân gian như sáo trúc, … loại nhạc cụ cũng được sử dụng một cách phổ biến.
Sáo gồm 7 lỗ bấm, 6 lỗ phía trước và 1 lỗ phía sau, bấm để tạo ra nốt nhạc. lỗ đằng sau để dành cho tay thuận sử dụng. Về âm vực thì sáo Bầu tương tự như sáo mèo, nhưng chỉ khác là sáo mèo thổi ngang còn sáo Bầu thổi dọc.
Hai ống sáo phụ nằm ở hai bên có tác dụng hòa âm chủ yếu dùng để biểu diễn cho chầu văn hoặc biểu diễn chuyên sâu.
Phần quả bầu được làm từ quả bầu thật. Hoặc có thể làm từ nhựa cứng cao cấp giả ngọc, giả gỗ. Có tác dụng đặc trưng là tạo nên âm sắc đặc biệt cho cây sáo. Cũng giống như lỗ dán màng rung của cây sáo dizi mà chúng ta hay gặp
Phần đuôi của thanh sáo chính gồm có 2 đến 3 lỗ định âm. Ngoài công dụng định âm ra nó còn có tác dụng dùng để treo dây, tạo nên sự thẩm mỹ cho cây sáo.
Phần quan trọng nhất vẫn là Lam đồng, Vậy lam đồng của sáo bầu là gì? Nó được làm từ đồng chất lượng, hình dạng giống lưỡi gà nên hay được gọi là lưỡi gà, nó có tác dụng tạo nên âm thanh và kết cấu riêng biệt của cây sáo bầu mà chúng ta đang dùng.
Xét về âm vực người ta chia loại sáo này thành các tone khác nhau phù hợp với từng beat nhạc khác nhau như Bb, C, D,…
Xét về chất liệu, người ta có thể chia ra như: sáo bầu thật, sáo bầu giả ngọc, sáo bầu giả gỗ…
Mỗi loại lại cho ra những âm thanh và đặc trưng riêng, vì vậy tùy vào bài hát và sở thích của người chơi mà chúng ra chọn loại sáo phù hợp nhất
Sáo Bầu có âm thanh mềm mại, nhẹ nhàng, phù hợp với những bài tình ca sâu lắng. Tuy nhiên do quãng âm hạn chế nên sáo chỉ thổi được những bài có âm vực ngắn ví dụ như xuân về trên bản mèo, chiếc khăn piêu, tình ca tây bắc,…. Hiện nay ở Việt Nam sáo bầu còn được sử dụng rất nhiều trong biểu diễn chầu văn,…
Xem thêm: các sản phẩm Sáo Bầu
Vui lòng đợi ...